KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ
Mục I |
CÁC LOẠI MÁY, THIẾT BỊ, VẬT TƯ CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG |
1 |
Nồi hơi các loại (bao gồm cả bộ quá nhiệt và bộ hâm nước) có áp suất làm việc định mức của hơi trên 0,7 bar; nồi đun nước nóng có nhiệt độ môi chất trên 115oC. |
2 |
Nồi gia nhiệt dầu. |
3 |
Hệ thống đường ống dẫn hơi nước, nước nóng cấp I và II có đường kính ngoài từ 51mm trở lên, các đường ống dẫn cấp III và cấp IV có đường kính ngoài từ 76mm trở lên theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6158:1996 và TCVN 6159:1996 . |
4 |
Các bình chịu áp lực có áp suất làm việc định mức cao hơn 0,7 bar (không kể áp suất thủy tĩnh) theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8366:2010 và các bình chịu áp lực có áp suất làm việc định mức trên 210 bar. |
5 |
Bồn, bể (xi téc), thùng dùng để chứa, chuyên chở khí hóa lỏng, khí dầu mỏ hóa lỏng, khí thiên nhiên nén hoặc các chất lỏng có áp suất làm việc cao hơn 0,7 bar hoặc chất lỏng hay chất rắn dạng bột không có áp suất nhưng khi tháo ra dùng khí có áp suất cao hơn 0,7 bar theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8366:2010 . |
6 |
Các loại chai dùng để chứa, chuyên chở khí nén, khí hóa lỏng, khí thiên nhiên nén, khí dầu mỏ hóa lỏng, khí hòa tan có áp suất làm việc cao hơn 0,7 bar. |
7 |
Hệ thống cung cấp, hệ thống điều chế, hệ thống nạp khí nén, khí hóa lỏng, khí dầu mỏ hóa lỏng, khí hòa tan. |
8 |
Hệ thống đường ống dẫn khí đốt cố định, đường ống dẫn khí đốt trên biển; Hệ thống đường ống dẫn khí y tế; Hệ thống đường ống dẫn khí nén, khí hóa lỏng, khí hòa tan. |
9 |
Hệ thống lạnh theo phân loại tại TCVN 6739:2015 bao gồm: Sử dụng môi chất lạnh nhóm A3, B2L, B2, B3; Sử dụng môi chất lạnh nhóm A2 có lượng nạp vào hệ thống từ 1,5kg trở lên; Sử dụng môi chất lạnh nhóm A1, A2L, B1 có lượng nạp vào hệ thống từ 05kg trở lên. |
10 |
Cần trục. |
11 |
Cầu trục. |
12 |
Cổng trục, bán cổng trục. |
13 |
Trục cáp chở hàng; Trục cáp chở người; Trục cáp trong các máy thi công, trục tải giếng nghiêng, trục tải giếng đứng. |
14 |
Pa lăng điện; Palăng kéo tay có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên. |
15 |
Xe tời điện chạy trên ray. |
16 |
Tời điện dùng để nâng tải, kéo tải theo phương nghiêng; bàn nâng; sàn nâng; sàn nâng dùng để nâng người làm việc trên cao; tời nâng người làm việc trên cao. |
17 |
Tời tay có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên. |
18 |
Xe nâng hàng dùng động cơ có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên. |
19 |
Xe nâng người: Xe nâng người tự hành, xe nâng người sử dụng cơ cấu truyền động thủy lực, xích truyền động bằng tay nâng người lên cao quá 2m. |
20 |
Máy vận thăng nâng hàng; máy vận thăng nâng hàng kèm người; máy vận thăng nâng người; máy vận thăng sử dụng trong thi công xây dựng. |
21 |
Thang máy các loại. |
22 |
Thang cuốn; băng tải chở người. |
23 |
Sàn biểu diễn di động. |
24 |
Các thiết bị trò chơi: tàu lượn, đu quay, máng trượt mang theo người lên cao từ 2m trở lên, tốc độ di chuyển của người từ 3m/s so với sàn cố định trừ các phương tiện thi đấu thể thao. |
25 |
Hệ thống cáp treo chở người. |
26 |
Tời, trục tải có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên sử dụng trong khai thác hầm lò. |
27 |
Cột chống thủy lực đơn, giá khung di động và dàn chống tự hành cấu tạo từ các cột chống thủy lực đơn sử dụng trong việc chống giữ lò trong khai thác hầm lò. |
28 |
Động cơ đốt trong (thể tích Cac-te trên 0,6 m3 hoặc đường kính xi lanh trên 200mm). |
29 |
Máy biến áp phòng nổ. |
30 |
Động cơ điện phòng nổ. |
31 |
Thiết bị phân phối, đóng cắt phòng nổ (khởi động từ, khởi động mềm, Aptomat, máy cắt điện tự động, biến tần, rơ le dòng điện rò). |
32 |
Thiết bị điều khiển phòng nổ (bảng điều khiển, hộp nút nhấn). |
33 |
Máy phát điện phòng nổ. |
34 |
Cáp điện phòng nổ. |
35 |
Đèn chiếu sáng phòng nổ. |
36 |
Máy nổ mìn điện. |
37 |
Hệ thống cốp pha trượt. |
38 |
Máy khoan, máy ép cọc, đóng cọc |
39 |
Hệ thống bơm bê tông độc lập |
40 |
Hệ giàn giáo, đà giáo, cột chống chịu lực |
41 |
Sàn treo nâng người sử dụng trong thi công xây dựng. |
42 |
Đài phát thanh có công suất phát cực đại từ 150W trở lên. |
43 |
Đài truyền hình có công suất phát cực đại từ 150W trở lên. |
44 |
Hệ nổi (Phao, phà, ca nô,…) |
45 |
Xe vận chuyển dầm siêu trường, siêu trọng; xe lao lắp dầm |
Quy trình kiểm định chung
- Bước 1: Đăng kí kiểm định với đơn vị tổ chức kiểm định.
- Bước 2: Lập hợp đồng kiểm định và thống nhất các tiêu chí kiểm định (thời gian, địa điểm, phương pháp kiểm định, phạm vi thử nghiệm….)
- Bước 3: Kiểm định viên tổ chức kiểm định và lập kế hoạch kiểm định
- Bước 4: Tiến hành kiểm định và lập biên bản theo dõi quá trình
· Kiểm tra bên ngoài
· Kiểm tra bên trong
· Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm
· Kiểm tra vận hành
- Bước 5: Kiểm định viên đưa ra kết quả kiểm định cuối cùng và dán tem kiểm định lên thiết bị (nếu đạt tiêu chuẩn)
- Bước 6: Gửi lại hồ sơ kết quả kiểm định cho khách hàng bao gồm: biên bản kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định cho doanh nghiệp
Tùy theo từng loại máy móc, thiết bị cụ thể sẽ có quy trình kiểm định và các tiêu chí đánh giá khác nhau cho phù hợp nhất. Tuy nhiên, các quy trình kiểm định vẫn đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về an toàn.
Tại sao
nên chọn đăng kí kiểm định an toàn thiết bị của chúng tôi?
- Là đơn vị kiểm định an toàn thiết bị với nhiều năm kinh nghiệm được cấp chứng nhận hoạt động kiểm định bởi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
- Đội ngũ kỹ thuật viên, kiểm định viên chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp.
- Hồ sơ đăng ký dễ dàng, thủ tục kiểm định theo đúng quy chuẩn, tổ chức kiểm định nhanh chóng và tận tâm.
- Đội ngũ tư vấn nhiệt tình, chuyên môn cao
Liên hệ ngay hoặc để lại thông tin để được nhân viên tư vấn miễn phí sớm nhất.